Khi nói đến các hoạt chất chống mụn, những hoạt chất thường được nhắc tới là AHAs, BHA, benzoyl peroxide. Tuy nhiên, còn có một hoạt chất tuyệt vời mà rất ít thương hiệu sử dụng, đó chính là azelaic axit.

0.1. Azelaic axit là gì?

Azelaic axit là một dicarboxylic axit (tức là có 2 gốc axit trong phân tử), là một loại axit chịu trách nhiệm cho quá trình loại bỏ tế bào sừng ra khỏi da (tức là nó vốn có trên da).

Azelaic axit được chính hệ nấm men ký sinh trên bề mặt da tổng hợp (và điều này hoàn toàn bình thường, chính hệ nấm men này sẽ giúp da chống lại các vi khuẩn gây hại như P.acnes – vi khuẩn gây mụn)

Trong các sản phẩm chăm sóc da, azelaic axit được tổng hợp từ ngũ cốc như lúa mạch, lúa mì.

0.2. Tác dụng của azelaic axit lên da

Azelaic axit có tác dụng loại bỏ tế bào chết

Như đã đề cập ở trên, azelaic axit là một thành phần tự nhiên, có tác dụng loại bỏ tế bào sừng đã chết trên da. Vai trò này tương tự như AHAs nhưng lại “lành tính” hơn nhóm AHAs.

Azelaic axit có tác dụng chống mụn.

Thật vậy, azelaic axit có tác dụng kháng khuẩn, đặc biệt hiệu quả với dòng vi khuẩn gây mụn P.aces. Bên cạnh đó, azelaic axit còn có tác dụng kháng viêm, từ đó giảm tình trạng viêm của mụn trứng cá.

Azelaic axit có tác dụng giảm thâm, sáng da.

Azelaic có tác dụng ức chế enzyme tyrosinase – enzyme có mặt trong quá trình tổng hợp sắc tố melanin. Nhờ đó, phản ứng thâm sau viêm sẽ giảm.

Hỗ trợ điều trị rosacea

Tác dụng này tương tự với PHA (mà mình đã đề cập ở bài AHAs). Azelaic axit có khả năng hạn chế tình trạng bít tắc lỗ chân lông, giảm viêm và các viêm nhiễm thứ phát hay xảy ra trong rosacea. Đặc biệt hoạt chất này lại rất “dễ chịu” với da nhạy cảm, nên được dùng trong điều trị rosacea.

0.3. Hạn chế của Azelaic axit.

Azelaic axit quả thật là một hoạt chất tuyệt vời cho da mụn. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của hoạt chất này chính là khó pha chế, dễ làm sản phẩm bị lợn cợn.

Thông thường, để đáp ứng được các tiêu chí kỹ thuật, azelaic axit thường được cho vào sản phẩm chăm sóc da với hàm lượng dưới 15%. Với hàm lượng này, mất 2 – 3 tháng, bạn mới có thể thấy được hiệu quả thật sự của nó.

Tuy nhiên, một số bác sĩ da liễu vẫn có thể pha chế hoặc dùng thuốc bôi với hàm lượng azelaic axit cao hơn (trên 20%) để điều trị.

 

 

SHARE
Previous articleAHA và những sự thật thú vị
Next articleAxit Kojic
Tìm hiểu về thành phần, cơ chế của các sản phẩm chăm sóc da, phương pháp làm đẹp vốn là đam mê của tôi. May mắn thay, tôi có đủ cơ hội, trải nghiệm, sự cọ xát và cũng có cơ duyên với ngành này. Có thể đâu đó vẫn còn những lỗi nhỏ, những thông tin chưa đầy đủ, mong rằng sẽ nhận được sự đóng góp từ quí độc giả. Trân trọng,

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here