Ta thường biết đến cồn trong đồ uống, trong chất đốt hay trong các chất khử trùng y tế. Tuy nhiên, cồn là một hợp chất được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp, và chắc chắn không thể bỏ qua mỹ phẩm. Vậy vai trò của cồn trong mỹ phẩm là gì? Có nên chọn mỹ phẩm có cồn hay không? Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn nhé.

1) Vậy cồn là gì? 

Cồn (alcohol) là một chất hữu cơ có nhóm hydroxyl liên kết với Cacbon trong liên kết phân tử của mình. Công thức chung để gọi cồn là R-OH.

Công thức hóa học của cồn

Sự khác biệt giữa các loại cồn chính ở gốc R. Ở bài viết này, Yêu làn da sẽ giúp bạn hiểu về các loại cồn thường dùng trong mỹ phẩm.

2) Các loại cồn có trong mỹ phẩm

Trong mỹ phẩm có hai loại cồn chính được sử dụng: cồn béo và cồn khô. Ngoài ra, một số hương liệu còn có gốc cồn.

2.1. Cồn béo

Cồn béo có nguồn gốc từ các axit béo thực vật, có đặc tính dưỡng ẩm, làm mềm và làm dịu da. Một số cồn béo thông dụng có thể kể đến:

Các loại cồn béo thông dụng trong mỹ phẩm

Sau đây, mình sẽ liệt kê một số cồn béo có trong mỹ phẩm. Danh sách có thể thay đổi theo thời gian nhé.

Tên Điểm EWG Công dụng theo INCI Diễn giải
Cetyl alcohol 1 emollient, viscosity controlling, emulsion stabilising Một loại cồn béo có nguồn gốc từ dầu cọ hoặc dầu hạt cải.
Stearyl alcohol 1 emollient, viscosity controlling, emulsifying, surfactant/cleansing, emulsion stabilising Một loại cồn béo có nguồn gốc từ dầu thực vật hoặc mỡ động vật
Cetearyl alcohol 1 emollient, viscosity controlling, emulsifying, surfactant/cleansing, emulsion stabilising Một loại cồn béo được tạo ra từ sự kết hợp của cetyl alcohol và stearyl alcohol.
Behenyl alcohol 1 emollient, viscosity controlling, emulsion stabilising Một loại cồn béo có nguồn gốc từ dầu thầu dầu hoặc dầu rapeseed. Behenyl alcohol có tác dụng làm mềm, làm mịn và giữ ẩm cho da
Myristyl alcohol 1 emollient, viscosity controlling, emulsion stabilising Một loại cồn béo có nguồn gốc từ dầu thực vật hoặc mỡ động vật

Đặc điểm chung của cồn béo là không gây kích ứng da và phù hợp với mọi loại da, đặc biệt là da khô.

Vai trò của cồn béo trong công thức mỹ phẩm có thể kể đến:

  • Ổn định hệ nhũ tương (emulsion stabilising)
  • Điều chỉnh độ đặc cho sản phẩm (viscosity controlling)

Vai trò của cồn béo đối với da:

  • Làm mềm da, cải thiện kết cấu da khô do thiếu dầu (emollient)
  • Chất làm sạch bề mặt da (surfactant cleansing)

Cồn béo phù hợp với da nào?

Như đã đề cập ở trên, cồn béo đóng vai trò nhất định trong việc tạo nên kết cấu (texture) của sản phẩm, nên hầu như không thể bỏ ra khỏi công thức sản phẩm. Ngoài ra, cồn béo còn phù hợp với mọi loại da, đặc biệt là da khô.

2.2. Cồn khô

Cồn khô có nguồn gốc từ lên men hoặc tổng hợp, có đặc tính khử trùng, làm se khít lỗ chân lông và tăng cường hấp thụ các thành phần khác. Một số cồn khô thông dụng là:

Các loại cồn khô thông dụng trong mỹ phẩm

Sau đây, mình sẽ liệt kê một số cồn khô có trong mỹ phẩm. Danh sách có thể thay đổi theo thời gian nhé.

Tên Điểm EWG Công dụng theo INCI Diễn giải
alcohol denat 1 antimicrobial/antibacterial, solvent, viscosity controlling, astringent
SD alcohol 3 solvent, viscosity controlling, astringent
isopropyl alcohol 2 solvent, viscosity controlling, perfuming Một loại cồn khô có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc dầu thực vật, có đặc tính không màu, dễ bay hơi, có mùi sắc
Benzyl alcohol 6 preservative, perfuming, solvent, viscosity controlling Một loại cồn khô có nguồn gốc từ trái cây và trà, có đặc tính không màu, dễ bay hơi, có mùi nhẹ.

Vai trò của cồn khô đối với công thức mỹ phẩm có thể kể đến:

  • Dung môi hòa tan các chất không/ khó tan trong nước, dầu.
  • Giúp sản phẩm dễ thấm vào da hơn, đặc biệt là một số kem chống nắng được thoa trên bề mặt da, các hợp chất chống nắng nếu không thấm vào da, dễ dàng bị trôi do quá trình tiết dầu, đổ mồ hôi trên da.
  • Là chất bảo quản

Vai trò của cồn khô đối với da:

  • Se khít lỗ chân lông
  • Diệt khuẩn

Việc sử dụng cồn khô gây nhiều tranh cãi, có ý kiến cho rằng loại cồn này có khả năng làm khô và phá vỡ hàng rào lipid của da, gây ra các vấn đề như mất nước, kích ứng, lão hóa sớm. Đặc biệt là việc sử dụng quá nhiều hoặc quá thường xuyên các sản phẩm chứa cồn khô có thể khiến da bị mất cân bằng độ pH, kích thích tiết dầu nhiều hơn và gây ra các vấn đề khác.

3) Nên hay không nên sử dụng sản phẩm có cồn?

Đây là câu hỏi không có câu trả lời đúng sai duy nhất, mà phụ thuộc vào loại cồn, nồng độ cồn và loại da của bạn.

Nếu bạn có làn da khô hoặc nhạy cảm, bạn nên tránh sử dụng các sản phẩm chứa cồn khô ở nồng độ cao (trong số 6 thành phần đầu tiên), vì chúng có thể làm tổn thương da của bạn.  Bạn có thể sử dụng các sản phẩm chứa cồn béo hoặc cồn khô ở nồng độ thấp (ở giữa hoặc cuối bảng thành phần), vì chúng có thể mang lại lợi ích cho da của bạn.

Nếu bạn có làn da dầu hoặc da mụn, bạn có thể sử dụng các sản phẩm chứa cồn khô ở nồng độ vừa phải (không quá cao), vì chúng có thể giúp kiểm soát dầu, giảm viêm và ngăn ngừa mụn. Bạn nên kết hợp với các sản phẩm dưỡng ẩm và bảo vệ da để duy trì độ ẩm và sức khỏe cho da.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here