Xưa nay chúng ta vẫn nghe bổ sung iod để phòng ngừa bướu cổ và tăng cường sự phát triển trí não cho trẻ. Nhưng có lẽ mảnh thông tin trong truyền thông sử dụng muối iod còn khuyết nhiều thông tin, gây hiểu lầm trong hiểu biết của chúng ta.

0.1. Nguồn hấp thu iod

Hiển nhiên là cơ thể chúng ta không thể tự sinh ra iod, do đó, chúng ta phải hấp thụ iod trong thực phẩm. Vậy iod có ở đâu?

Iod có nhiều ở đại dương, vùng duyên hải. Tôm cua cá mực bạch tuộc, và các loại rong biển, nói chung là hải sản có nhiều iod. Muối biển cũng có iod, nhưng rất ít.

muoi20an
Muối biển cũng có iod, nhưng rất ít. Để sản xuất muối iod, người ta dùng 57 gr muối iodate được hòa tan thành dung dịch, rồi phun vào 1 tấn muối ăn

Iod dễ bay hơi, nên iod cũng có trong không khí ở vùng duyên hải. Xa biển, hay nhất là vùng cao nguyên thường thiếu iod. Nhưng bạn đừng lầm tưởng là cứ sống gần biển, hít khí biển là cơ thể có iod nhé, iod được cơ thể tiếp nhận qua đường ăn uống. Vì không phải thực phẩm nào cũng có iod nên iod thường được bổ sung vào nguồn nhân tạo, thường được tuyên truyền – “MUỐI IOD”

Vì sao lại là muối?

Muối không bị hư thiu. Muối lại là thứ ai cũng ít nhiều phải dùng, mà cũng chỉ dùng có hạn, nên dễ kiểm soát được mức iod bổ sung. Mỗi ngày tối đa 5 gr muối là mức khuyến cáo của Tổ chức WHO, có ăn mặn cũng chỉ cỡ 10 gr. Do đó muối còn được dùng để bổ sung sắt, và các chất vi khoáng khác, tùy theo chính sách y tế của mỗi nước.

Vì iod rất dễ thăng hoa, nên người ta thường dùng iod ở dạng muối để bổ sung. Dùng phổ biến nhất là muối potassium iodate (KIO3) vì dễ sử dụng.

Muối (bổ sung) iod ở nước ngoài thường là muối mỏ, làm tinh lại rồi phun iod vào, có trộn thêm cả chất chống vón, nên hạt muối nhỏ đều, rời rạc trông đẹp mắt. Còn muối iod ta bán ở các siêu thị trong nước làm từ muối biển, độ hạt lớn hơn so với muối tây, ẩm độ cao hơn, màu sắc không trắng tinh như muối tây.

chef-cooking-hp
Để đảm bảo lượng iod có trong muối không bị thất thoát, các bà nội trợ nên nêm nếm muối sau khi đã nấu chín.

Vì iod trong muối rất dễ thất thoát do bay hơi, nên chỉ nên nêm nếm sau khi đã nấu chín. Lọ muối cần được đậy kín, để nơi mát, tránh nắng, cách xa nguồn nhiệt, để tránh oxy hóa.

Dung hòa giữa ẩm thực và nhu cầu iod của cơ thể.

Đối với những người đam mê nấu nướng, nêm nếm muối vào giai đoạn cuối cùng của món ăn gần như là điều không thể. Tuy nhiên, nếu nêm trước trong giai đoạn ướp hay nấu thì chắc chắn là lượng iod sẽ bị thất thoát đáng kể. Và càng không thể tăng thêm lượng muối hơn nữa. Vậy giải pháp là gì?

Đơn giản, hãy chọn nhiều thực phẩm giàu iod trong bữa ăn của mình.

Các thực phẩm giàu iod có thể kể đến:

  • Các loại cá biển, hải sản
  • Các loại quả: chuối, dâu, dứa, mận Mỹ, nam việt quất
  • Các loại củ (thường vỏ chứa iod nhiều hơn): khoai tây
  • Các loại đậu: đậu cô ve, đậu trắng
  • Các loại rau, gia vị: Rhubarb, xà lách xoong,
  • Rong biển, tảo biển.

Nguồn: bài trích lược từ blog Vũ Thế Thanh

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here