Chế độ ăn ngọt, nhiều đường vốn đã được khuyến cáo không tốt cho sức khỏe. Nhưng hiếm ai có thể lường được mức độ nghiêm trọng của đường đối với sức khỏe. Ở bài viết này, tôi chỉ đề cập ảnh hưởng của đường ăn (mà chính xác là thành phần fructose từ đường ăn) có ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào đối với sức khỏe.

  1. 0.1. Đường gây nghiện.

0fa0d7dd9e7f7052d914bf960b951431.jpg

Tại Việt Nam, trạng thái nghiện đường thường ít được để ý. Cho đến khi cơ thể bắt đầu chuyển sang béo phì, lúc đó người ta mới giật mình khi thấy mình đang nghiện đường.

Bản thân tôi mỗi đợt căng thẳng đều rơi vào trạng thái nghiện đường. Đối với tôi, triệu chứng thường thấy là đến giờ nhất định cơ thể gào thét, đòi nạp thêm chất ngọt. Lúc này đầu óc không thể suy nghĩ minh mẫn, và cảm thấy bứt rứt. Và lúc này, tôi ăn ngọt không kiểm soát được. Cuối ngày, cơ thể rất mệt mỏi, kiệt sức (thường thấy sau hơn 1 tháng nghiện đường).

Thực tế, về mặt sinh lý, khi chúng ta ăn đường, não bộ sẽ tiết ra hormone dopamine gây hưng phấn. Khi ăn quá nhiều đường, dopamine tiếp tục được tiết ra, cho đến khi mức hormone này vượt ngưỡng, cơ thể rơi vào trạng thái nghiện đường.

0.2. 2. Đường gây tăng đột biến đường huyết.

695648ce5e5da8fef1652aaa28e3c8f8

Khi ăn đường nhiều, nồng độ glucose trong máu tăng. Đây có thể xem như phát đạn đầu tiên hủy hoại cơ thể. Người có đường huyết cao phải đối mặt các nguy cơ sau:

  • Suy giảm chức năng thận, các bệnh về thận.
  • Xơ cứng thành mạch, bệnh tim mạch.
  • Suy giảm thị lực, thính lực.
  • Suy giảm chức năng hệ miễn dịch, dễ bị viêm.
  • Rối loạn chức năng cương dương
  • Gây tổn hại hệ thần kinh, hay có cảm giác châm chích, đau hay giảm cảm giác trên tay, chân.
  • Tuần hoàn ở chân kém.
  • Khả năng tự làm lành vết thương chậm hẳn.

0.3. 3. Đường thúc đẩy bệnh tim mạch.

heartĐường gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến hệ tim mạch.

  • Đường ảnh hưởng đến cấu trúc thành mạch, gây co mạch.
  • Đường tăng áp suất máu (ảnh hưởng của đường còn mạnh hơn muối nhiều).
  • Đường gây tăng mỡ máu, đặc biệt đường cao có mối liên hệ với mức độ tăng cholesterol trong máu.
  • Đường ảnh hưởng đến cơ tim, gây tổn thương cơ tim.

0.4. 4. Đường gây hiếu động thái quá ở trẻ em

adhd

Chế độ ăn nhiều đường ở trẻ em có thể gây nên tình trạng hiếu động thái quá. Có thể giải thích khi trẻ ăn nhiều đường gây tăng đột biến lượng adrenalin trong máu, từ đó dẫn đến trẻ hưng phấn, hiếu động thái quá và khó tập trung.

Mặc dù chưa có kết luận chính thức nào giữa mối liên quan trực tiếp giữa đường và chứng hiếu động thái quá, tuy nhiên, rõ ràng trẻ em “nhạy cảm” với đường hơn người lớn rất nhiều.

0.5. 5. Đường gây béo phì, bệnh tiểu đường.

These Jeans Don't Fit Anymore!Đường không chỉ ảnh hưởng đến cân nặng do quá trình chuyển hóa đường thành mỡ ở gan, mà ảnh hưởng của đường còn sâu sắc hơn. Cụ thể là:

  • Đường gây  “lờn insulin” (kháng insulin): Hiện tượng này tác động khá nghiêm trọng lên các tế bào não – cụ thể là các tế bào tạo nên chất trắng, có nhiệm vụ hấp thụ đường và chuyển hóa thành năng lượng cung cấp cho các tế bào thần kinh hoạt động. Khi hiện tượng “lờn insulin” xảy ra, não bộ mất khả năng điều tiết cơn đói. Kết quả là chúng ta ăn nhiều hơn mức cần thiết và luôn cảm thấy đói.
  • Đường thúc đẩy tế bào mỡ tích mỡ liên tục: Tương tự như hiện tượng “lờn insulin” ở não bộ, tại các tế bào mỡ, hiện tượng này xảy ra kích thích tế bào này liên tục chuyển hóa đường thành mỡ và ngày càng phát triển, phì đại.
  • Đường chặn đứng khả năng tự kiểm soát quá trình tích mỡ của cơ thể: đường cao trong máu chặn đứng phản ứng ngưng tích tụ mỡ thông qua việc khóa tín hiệu từ tế bào mỡ chuyển đến não (hay nói cách khác là vô hiệu hóa hormone leptin). Và kết quả là, não bộ không hiểu được cơ thể đang tích quá nhiều mỡ, vấn tạo ra các phản ứng đói, thèm ăn.

0.6. 6. Đường thúc đẩy bệnh Alzheimer

160174

Đường ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến tế bào thần kinh, gây ra hiện tượng lờn insulin trên tế bào não. Từ đó, trí nhớ mất dần.

Bên cạnh đó, chế độ ăn nhiều đường ảnh hưởng đến tim mạch, béo phì. Đây cũng là nhóm nguyên nhân thứ cấp thúc đẩy bệnh Alzheimer phát triển tồi tệ hơn.

0.7. 7. Đường gây sâu răng.

Trên răng chúng ta có nhiều vi khuẩn sinh sống. Khi chúng ta ăn ngọt, đường cung cấp năng lượng cho hệ vi khuẩn này phát triển. Và khi chúng phát triển mạnh lên, chúng sẽ thải ra axit, làm mòn men răng, từ đó gây sâu răng.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here