Được FDA đưa vào danh mục thành phần mỹ phẩm, BHA trở thành công thức được giới beauty blogger ca tụng vì khả năng đẩy mụn, và trở thành một thành phần không thể không có trong bất cứ sản phẩm dành cho da mụn nào. Hãy cùng Yêu làn da tìm hiểu BHA nhé.

0.1. BHA là gì?

BHA -betahydroxy acid vốn là một axit hữu cơ có gốc hydroxyl, có thể tan trong dầu. Tính axit của BHA mạnh hơn so với các axit hữu cơ khác nhưng vẫn yếu hơn AHA.

Trong mỹ phẩm BHA chính là acid salicylic.

Công thức hóa học của axit salicylic

 

Salicylic axit vốn là một hợp chất hữu cơ, là một dạng hormone thực vật, có tinh thể không màu. Các dạng thức của salicylic axit:

  • Muối và ester của salicylic axit gọi là salicylate
  • Một dẫn xuất quan trọng của salicylic axit là salicin. Salicin là một hợp chất được tìm thấy trong chiết xuất Willow Bark (vỏ cây liễu).

0.2. Lịch sử sử dụng axit salicylic

Lịch sử sử dụng axit salicylic và dẫn xuất của nó (salicin) có thể bắt đầu từ nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Summer, Assyria. Hay trong y học cổ truyền từ Châu Âu, Trung Quốc, salicin và salicylic axit vẫn được dùng để giảm viêm, giảm sốt.

Vỏ cây liễu là nguồn thu salicin chính

Trong một số mỹ phẩm, thay vì ghi thành phần là salicylic axit, người ta có thể ghi chiết xuất Willow Bark

Meadowsweet là một nguồn thu salicylic axit (BHA)

Ngày nay, salicylic axit được liệt vào danh sách các thuốc thiết yếu của WHO. Salicylica axit được dùng trong các dạng thuốc mỡ, thuốc gel ở liều cao với công dụng loại bỏ vết chai sạn, mụn cóc. Salicylic axit còn được dùng như một chất bảo quản thực phẩm. Và gần đây nhất, Salicylic axit được dùng trong mỹ phẩm – với cái tên là BHA – trong các sản phẩm dành cho da mụn hoặc sản phẩm thay da hóa học/sinh học.

0.3. Tác dụng của salicylic axit (BHA) lên da mụn

Nhờ có khả năng tan trong dầu, salicylic axit có thể len lỏi vào sâu các lớp tế bào sừng, từ từ cắt bỏ chúng (quá trình keratolytic). Từ đó, loại bỏ hiệu quả những nốt mụn do bít tắc lỗ chân lông như mụn đầu trắng, mụn đầu đen.

Mặt khác, cũng nhờ khả năng hòa tan trong dầu, salicylic axit (BHA) đi sâu vào từng lỗ chân lông, kích thích vùng da ở đây đẩy nhanh quá trình “chín” mụn. Nhờ vậy, mụn nhanh chóng trồi lên trên và dễ dàng loại bỏ. Cơ chế này phù hợp với mụn ẩn, mụn cám dưới da.

Mặc dù salicylic axit (BHA) có tính kháng khuẩn, kháng viêm nhưng nó không có hiệu quả với mụn viêm.

0.4. Lưu ý gì khi sử dụng axit salicylic axit (BHA) với da mụn

  1. Salicylic axit (BHA) chỉ nên sử dụng như một giải pháp ngắn hạn để đối phó với mụn. Không nên sử dụng sản phẩm này liên tục lên da, cũng như sử dụng trong thời gian quá 3 tháng.
  2. Khi sử dụng salicylic axit (BHA), đặc biệt cần dưỡng ẩm và chống nắng kỹ cho da.
  3. Salicylic axit (BHA) có thể gây tác dụng phụ lên da như: gây khô bề mặt da, ửng đỏ, châm chích da. Đặc biệt salicylic axit không nên sử dụng chung với các sản phẩm có chứa cồn, do chúng có tác dụng cộng hưởng: làm khô nhanh bề mặt da nhưng vẫn ứ dầu ở lỗ chân lông.

Lạm dụng salicylic axit (BHA) gây kích ứng da, da nổi mẩn đỏ và châm chích. Nếu vẫn tiếp tục, da sẽ chuyển sang tình trạng da nhạy cảm. Lúc này việc phục hồi da và điều trị mụn trở nên phức tạp hơn bao giờ hết.

  1. Đặc biệt, những người có cơ địa kháng aspirin hay đang sử dụng thuốc gây nhạy cảm với ánh sáng, không nên sử dụng salicylic axit (BHA).
  2. Không tự ý pha chế salicylic axit (BHA) để sử dụng, nếu chưa được huấn luyện chuyên khoa.

Đối với những da dễ mụn, bạn nên xem xét sử dụng các tinh dầu thiết yếu dành cho da mụn, hoặc sử dụng thêm các hoạt chất kiểm soát dầu/ điều hòa tiết dầu cho da thay vì chỉ dựa vào BHA.


Xem thêm: Các loại mụn trên da

Xem thêm: Các tinh dầu thiết yếu cho da mụn

 

1 COMMENT

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here