Cấu trúc trung bì – Collagen, nếp nhăn và phương pháp “xóa” nhăn

Khi nói đến da, người ta thường giải thích nhiều với các bạn về biểu bì. Nhưng có một thành phần cực kỳ quan trọng khác mà ít được nhắc tới, trung bì. Ở bài này, yeulanda sẽ giải thích cho bạn về cấu trúc trung bì và sự hình thành nếp nhăn và các phương pháp "xóa" nhăn.

0
6207

Trung bì (dermis) là lớp dưới của biểu bì (epidermis), có nhiệm vụ nâng đỡ, cung cấp dinh dưỡng cho biểu bì. Về cấu trúc, trung bì gồm có các thành phần:

  • Hệ sợi nâng đỡ: collagen, elastine, nguyên bào sợi và chất làm đầy: hyaluronic acid, GAG
  • Hệ mạch máu
  • Đại thực bào
  • Nang lông, tuyến bã nhờn.

Nếu xét về cấu trúc phân tầng, trung bì được chia thành hai lớp:

  • Lớp nhú (Papillary dermis) là lớp sát biểu bì. Lớp nhú gồm hệ sợi collagen liên kết lỏng lẻo, đóng vai trò tạo sức căng cho biểu bì. Tại lớp nhú, các mao mạch và tiểu thể xúc giác Messener xen lẫn. Trong đó, mao mạch sẽ vận chuyển dinh dưỡng và oxy đến lớp đáy biểu bì và nhận các chất khác đi. Các tiểu thể xúc giác thì nhận các tín hiệu từ biểu bì.
  • Lớp lưới (reticular dermis) là phần chính của biểu bì. Tại lớp lưới, các cấu trúc các sợi collagen, elastin chạy song song với bề mặt da, quyết định độ mạnh, khả năng kéo căng và độ đàn hồi của da. Tại lớp lưới còn có mạch máu, nang lông, gốc móng, tuyến bã nhờn, tuyến mồ hôi và các thụ thể thần kinh.


1) Hệ nâng đỡ

Hệ nâng đỡ là mục tiêu nghiên cứu của thẩm mỹ. Hệ nâng đỡ chịu trách nhiệm giữ cho làn da đàn hồi, căng đầy. Theo quá trình lão hóa, hệ nâng đỡ sẽ xuất hiện lỗi cấu trúc, từ đó xuất hiện nếp nhăn. Ngoài ra, trong một số trường hợp liên quan đến sẹo, hệ nâng đỡ đóng vai trò đáng kể trong sự hình thành sẹo.

1.1. Cấu trúc của hệ nâng đỡ:

Hệ nâng đỡ bao gồm Collagen và Elastine đan lẫn vào nhau, hệ chất làm đầy lấp đầy khoảng trống giữa các sợi Collagen và Elastine.

Collagen:

Như đã đề cập phía trên, collagen có trong cả hai lớp của trung bì, lớp nhú và lớp lưới.

Tại lớp nhú, các sợi collagen liên kết lẫn nhau tạo sức căng cho biểu bì. Để dễ hình dung về sức căng của da, chúng ta dùng hai ngón tay để kéo da lên. Sức căng càng tốt thì chúng ta không thể kéo da ra nhiều. Và nếu để ý, da lão hóa thì càng dễ kéo ra, tức là sức căng của da giảm, và hệ collagen lớp nhú đã suy giảm. Bên cạnh đó, lớp collagen ở đây cũng quyết định sự hình thành nếp nhăn trên da.Tại

Tại lớp lưới, các sợi collagen chạy song song với bề mặt da. Ở lớp này, sợi collagen dày hơn và đan vào nhau như lưới đánh cá. Collagen chiếm 70% khối lượng khô của lớp lưới.

Elastine:

Đan xen giữa lưới collagen ở lớp lưới trung bì là hệ thống sợi elastine. Khác với collagen được sản sinh trong suốt cuộc đời, elastine chỉ được sinh ra ở thời kỳ phôi thai. Về cấu trúc, elastine là dạng protein có khả năng bị nén và duỗi ra như một lò xo. Elastine đảm bảo độ đàn hồi và mềm mại cho da.

Để diễn tả theo một cách khác, collagen là hệ thống khung thép cho da, khi tác động vào hệ thống khung này ở mức độ vừa phải, hệ thống khung sẽ méo đi nhưng vẫn đảm bảo được cấu trúc của da. Tuy nhiên, khi hệ thống khung được kết hợp với hệ lò xo là elastin, elastine sẽ nén lại và bung ra khi không còn lực tác động. Nhờ đó mà tăng được sự dẻo dai cho hệ thống khung collagen.

GAGs:

Cho dù collagen và elastine có đan xen “đặc” như thế nào đi nữa, thì vẫn có khoảng không ở giữa. Để điền vào khoảng trống đó, chính là các GAGs.

GAGs là một loại protein có tên là glycoprotein. Các glycoprotein và collagen sẽ cùng hút và giữ nước ở trung bì. Khi hút đủ nước, lớp trung bì sẽ phồng lên, nhìn bằng cảm quan da mềm mại và căng.

Tùy theo cấu trúc, GAGs được chia làm 7 loại khác nhau, trong đó hyaluronic acid là thành phần quan trọng nhất.


2) Nếp nhăn

Dưới góc nhìn của truyền thông, nếp nhăn được coi như một tội đồ của sắc đẹp. Một số chị em không dám cười vì sợ nếp nhăn hằn sâu, người thì đi tiêm thẳng botox vào vùng cơ đó để nếp nhăn k hiện lên được. Hay đơn giản là tất cả chị em phải móc túi ra mua những lọ kem dưỡng đắt tiền, những phương pháp thẩm mỹ xóa nhăn.

Ở đây, yeulanda không tranh luận nếp nhăn ảnh hưởng đến thẩm mỹ như thế nào, mà chỉ đề cập đến các cơ chế hình thành nếp nhăn.

  • Nếp nhăn cảm xúc: Là các nếp nhăn được hình thành do mặt biểu hiện cảm xúc. Nếp nhăn này hoàn toàn do cơ mặt điều khiển và không thể tránh được trừ khi bạn không cho cơ đó hoạt động.

  • Nếp nhăn do lão hóa: Là các nếp nhăn xuất hiện do lão hóa da. Loại nếp nhăn này được chia thành 2 loại: nếp nhăn nông và nếp nhăn sâu. Nếp nhăn nông thường xuất hiện do da mất ẩm và lưới collagen tại lớp nhú hạ bì hư tổn nhẹ. Nếp nhăn nông hoàn toàn có thể khắc phục được thông qua chăm sóc da. Nếp nhăn sâu xuất hiện khi lưới collagen ở lớp nhú trung bì hư hỏng nặng. Ở đó, vùng biểu bì bị “sập lún”, kết quả là nếp nhăn hằn sâu.
Sự xuất hiện nếp nhăn theo độ tuổi
  • Nếp nhăn do trọng lực: đây là một cách mô tả mang tính quan sát. Bạn sẽ thấy nếp nhăn này ở những người già, xuất hiện chảy xệ. Nếp nhăn này hình thành là do tất cả cấu trúc của khuôn mặt thay đổi do lão hóa, bao gồm cấu trúc trung bì (mất collagen), cơ mặt bị lão hóa (cơ mặt bị chảy), và lớp mỡ dưới da bị chảy.

2.1. Chúng ta nên ngăn ngừa sự hình thành các nếp nhăn này như thế nào?

Đối với nếp nhăn cảm xúc, một cách đơn giản nhất để ngăn ngừa là thực hiện các bài massage mặt, vì vậy cơ mặt sẽ được thư giãn.

Đối với các nếp nhăn do sự thay đổi của collagen trong cơ thể, bạn có thể sử dụng đến mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và các phương pháp thẩm mỹ không xâm lấn tác động để kích thích sự phục hồi cấu trúc ban đầu. Tuy nhiên, không ai dám cam kết nếp nhăn của bạn sẽ hồi phục 100% cả.

Đối với các nếp nhăn do trọng lực. Đã đến lúc bạn cần sự can thiện của phẫu thuật thẩm mỹ. Nếu khối mỡ mặt của bạn bị chảy xệ quá mức, các bác sĩ thẩm mỹ sẽ thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ để bóc tách khối mỡ đó ra, đồng thời kết hợp bơm mỡ tự thân để phục hồi hình dáng đầy đặn của khuôn mặt. Ngoài ra, bạn có thể khuyên đi căng da khi da chảy xệ quá độ. Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ mang tính giải quyết tức thời, không ngăn chặn hay làm giảm tốc độ lão hóa đang xảy ra.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here