Với tín đồ chăm sóc da, chắc chắn cụm từ “tinh dầu thiết yếu” không quá lạ lẫm, tuy nhiên cụm từ này dễ gây hiểu lầm với các khái niệm khác như “axit béo thiết yếu”, “axit amin thiết yếu”, yeulanda sẽ làm rõ hơn khái niệm tinh dầu thiết yếu qua bài viết này nhé.

1) Tinh dầu thiết yếu là gì?

Tinh dầu thiết yếu là một dung dịch kỵ nước từ thực vật, chứa các hợp chất dễ bay hơi. Sở dĩ, loại tinh dầu này được gọi là tinh dầu thiết yếu bởi vì chúng có một số tác dụng nhất định, và đặc biệt có mùi hương, được sử dụng trong các phép thực hành trị liệu bằng hương thơm.

Lưu ý: từ thiết yếu ở đây chỉ mang tính thực hành: chỉ cần một lượng rất nhỏ trong công thức pha chế, không hề có vai trò đặc biệt gì với cơ thể như axit béo thiết yếu, axit amin thiết yếu – là những thành phần cơ thể không tự tổng hợp được, phải ăn từ thực phẩm. Axit béo thiết yếu

2) Tinh dầu thiết yếu chứa những gì?

Trong tinh dầu thiết yếu gồm các thành phần: hydrocacbon (mà chủ yếu là Terpenes), esters, aldehydes, ketones, alcohols, phenols, và oxides.

  • Phenols: là nhóm hợp chất tạo ra mùi cho tinh dầu thiết yếu. Những hợp chất này có khả năng sát trùng, kháng khuẩn, chống oxi hóa. Một số phenol phổ biến là Eugenol (có trong tinh dầu quế, đinh hương), Thymol (có trong tinh dầu xạ hương), Carvacrol (có trong oregano)
  • Ketones: có tác dụng kích thích tế bào sinh mới, kích thích mô sinh mới, làm mềm, làm loãng dịch nhầy, … Tuy nhiên, nồng độ ketones cao có thể gây độc cho hệ thần kinh. Một số ketones bạn có thể biết là Jasmone (có trong hoa nhài), fenchone (có trong thì là).
  • Aldehyde: có tác dụng chống nhiễm trùng, làm dịu hệ thần kinh, nhưng có thể gây kích ứng khi thoa. Một số aldehyde quen thuộc là citronellas có trong sả, chanh, quýt, bạch đàn hương chanh.
  • Terpenes: có đặc tính sát trùng, thải độ cho gan và thận.

3) Tinh dầu thiết yếu được dùng để làm gì?

Tinh dầu thiêt yếu thường được dùng trong chăm sóc sức khỏe, chăm sóc da, hay dùng trong chế biến thực phẩm.

Một số tinh dầu có hương thơm giúp làm dịu thần kinh như tinh dầu hoa hồng, hoa oải hương, hoa cúc, bạn có thể pha loãng với dầu nền từ 1 – 5% để tắm, xông hơi. Một số tinh dầu, cần cẩn thận khi thoa lên da, nhất là những vùng niêm mạc như mắt, mũi, miệng như tinh dầu quế, bạc hà, tinh dầu sả. Một số tinh dầu dùng trong chế biến thực phẩm như tinh dầu chanh, nghệ thì không nên thoa lên da.

Một số tinh dầu có thể ảnh hưởng đến thai kỳ như: cây ngải cứu, rêu sồi, Lavandula stoechas, long não, hạt mùi tây, xô thơm và kinh giới. Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu các sản phẩm chăm sóc da của bạn có thành phần này.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here